Nhận thức là gì? 5 khái niệm căn bản cho người bắt đầu

0
2112
tự nhận thức

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số những khái niệm cơ bản trong chủ đề tự nhận thức nhằm mục đích nhận diện và phát triển bản thân. Mình cố gắng diễn đạt các khái niệm theo cách đơn giản nhất để các bạn dễ dàng nắm được.

Tại sao mình lại nhấn mạnh hai chữ đơn giản ở đây? Bởi nhận thức là một chủ đề mang tính chất trừu tượng. Để hiểu về nó một cách toàn diện, chúng ta cần có một góc nhìn đa chiều. Đọc khái niệm là một chuyện, để thực sự thấm, chúng ta cần thực sự “sống” với nó hàng ngày.

Đọc thêm bài: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân là gì?

Khám phá và phát triển năng lực bản thân


1. Nhận thức là gì?

Nếu bạn tìm kiếm trên Google bạn sẽ thấy rất nhiều những định nghĩa về nhận thức. Nhiều định nghĩa chung chung mơ hồ và cả những định nghĩa mang đầy tính triết học khó hiểu. Ở đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn định nghĩa đơn giản nhất mà mình đúc kết được. Định nghĩa được phát biểu vô cùng ngắn gọn như sau: “Nhận thức là khả năng nhận biết sự thật”.

Định nghĩa này gồm 2 từ khoá quan trọng. Từ khoá thứ nhất là: khả năng nhận biết. Nhận biết hay còn gọi là nhận diện, tức là khi bạn xác định được sự hiện diện của 1 đối tượng nào đó ở thời khắc hiện tại. Từ khoá thứ 2 là: sự thật. Đây là một từ khoá quan trọng. Bởi nếu bạn sử dụng khả năng suy đoán, suy diễn hoặc tư duy logic của mình để biết điều gì đó. Thì đó không phải là nhận thức.

Sự thật ở đây được hiểu là thứ đang thực sự hiện diện ở hiện tại. Không phải do hồi tưởng về quá khứ. Không phải do tưởng tưởng ra tương lai. Không phải do tư duy vẽ nên. Bạn nhận biết nó như nó đang là, trước cả khi bạn suy nghĩ hay phán xét nó. Bạn mới chỉ quan sát và ghi nhận sự hiện diện của chủ thể thôi.


2. Tâm trí là gì?

Mình sẽ chuyển sang khái niệm thứ 2 là tâm trí. Tâm trí hay lý trí hay trí năng hay trí óc, một loạt các từ đồng nghĩa đó. Mặc dù chúng không hoàn toàn thay thế được cho nhau. Nhưng trong các bài viết của mình bạn sẽ thấy mình luôn phiên sử dụng 4 từ này để chỉ tâm trí con người. Tâm trí được hiểu đơn giản nhất là khả năng suy nghĩ của bạn, bao gồm cả suy nghĩ nhanh chậm, tư duy logic hay trừu tượng cũng đều thuộc tâm trí. Mở rộng hơn, tâm trí còn bao gồm cả hệ thống niềm tin, quan điểm sống của bạn nữa.

chiêm tinh học


3. Tâm thức là gì?

Tâm thức hay còn gọi là tâm thức toàn vẹn là thứ không có định nghĩa, không có hình tướng và là thứ tư duy con người không thể chạm đến.

Vậy làm thế nào để chúng ta hiểu được nó? Chúng ta hiểu tâm thức là gì thông qua mối liên hệ của tâm thức với tâm trí và nhận thức. Tâm trí là một phần của tâm thức, nhưng là tâm thức bị điều kiện hoá, nó được xây dựng nên bởi quá khứ, là thứ con người vẫn sử dụng hàng ngày. Thậm chí tâm trí con người có thể chạy tự động một cách vô thức. Bạn không nhận thức thì tâm trí của bạn vẫn làm việc bình thường.

Giữa tâm thức là tâm trí có 1 khoảng cách, và đây là chỗ dành cho nhận thức tồn tại. Nếu bạn từng nghe về khái niệm lower self và higher self thì, ở đây tâm trí thuộc về lower self, tâm thức chính là higher self của bạn. Tâm thức toàn vẹn nhìn xuống tâm trí, quan sát và nhận thức được tâm trí với điều kiện bạn trong trạng thái tỉnh thức.


4. Tỉnh thức là gì?

Tỉnh là không mê, thức là không ngủ. Tỉnh thức tức là không ngủ mê. Đơn giản vậy thôi. Nhưng mà để tỉnh thức thực ra không dễ. Con người sinh ra và khởi đầu cuộc sống trong trạng thái nhận thức thấp. Chúng ta tự đồng hoá bản thân với cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Có những người mà khi về già, kinh nghiệm sống và hiểu biết đầy mình nhưng vẫn sống trong trạng thái thiếu tỉnh thức. Bởi vì tỉnh thức không phải là khả năng tư duy. Nó là khả năng vượt lên trên khỏi ma trận của tư duy con người. Để có thể sống tỉnh thức, bạn cần trải qua một quá trình thức tỉnh. Quá trình này bắt đầu từ việc tự nhận thức chính mình.


5. Bản ngã là gì?

Bản ngã hay còn gọi là cái tôi, Ego hay Lower Self của chúng ta. Bản ngã được hiểu là cái danh tính, cái hình ảnh cá nhân bạn tự xây dựng cho mình thông qua hoạt động của tâm trí. Mà tâm trí được xây dựng bởi quá khứ của bạn. Do đó bản ngã cũng là sản phẩm của quá khứ, tức được xây dựng bởi những kinh nghiệm sống, những ký ức tuổi thơ, kết quả từ những tác động của xã hội và gia đình lên bạn. Bản ngã chính là giới hạn bạn tạo nên cho chính mình, là rào cản bạn cần vượt qua để có thể sống tỉnh thức hơn.

Trên đây là 5 khái niệm cơ bản nhất cho người nhập môn “tự nhận thức” và “sống tỉnh thức”. Nếu sau khi đọc hết những khái niệm bạn cảm thấy mơ hồ thì cũng không sao nhé. Bạn sẽ chỉ thực sự hiểu hết bằng cách thực hành sống với nó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here