November 16, 2024
HomeTự nhận thức bản thânĐón nhận đánh giá từ người khác một cách tích cực nhất

Đón nhận đánh giá từ người khác một cách tích cực nhất

Nếu bạn biết cách đón nhận đánh giá từ người khác, bạn sẽ thấy đó là một nguồn tích cực cho sự phát triển bản thân của chính mình. Bài viết này mình chia sẻ một “chiến lược”, bạn có thể thử nghiệm nhé!

*Chủ đề khác có thể bạn quan tâm: Chiêm tinh học, Mở rộng tâm thứcThấu hiểu bản thân

Xác định tâm thế đón nhận


Bản thân những ý kiến không mang tính chất tích cực hay tiêu cực. Mà tích cực hay tiêu cực là do cách đón nhận của chúng ta. Ví dụ khi bạn cảm thấy dễ chịu với một ý kiến của người khác về mình, bạn gọi đó là những lời góp ý. Còn khi bạn cảm thấy khó chịu với những ý kiến đó, bạn gọi đó là phán xét và chỉ trích. 


Bạn có thể đổ lỗi cho người khác, rằng cách họ thể hiện ý kiến khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng thực ra, nguyên nhân thực sự vẫn nằm ở tâm thế khi bạn đón nhận những ý kiến đó mà thôi.

*Bạn có thể đọc thêm bài viết: Làm thế nào để hết sợ bị người khác đánh giá?


Đó là lý do vì sao mình gọi đây là chiến thuật đón nhận đánh giá không phải chiến thuật chống cự. Ở tâm thế này, bạn có đủ sức mạnh để làm chủ tình huống.

tâm thế đón nhận đánh giá
Dừng lại một chút để xác định trạng thái hiện tại của bản thân


Trạng thái của bạn ở hiện tại


Bạn cần chấp nhận trạng thái của mình ở hiện tại, cho phép bản thân được bình tĩnh đưa ra lựa chọn, không sốt sắng hối thúc. Bằng cách đó bạn sẽ giữ được tâm thế tỉnh táo.


Mình thường xuyên mắc lỗi tự ép bản thân đối mặt với những ý kiến của người khác quá sớm. Kinh nghiệm xương máu của mình là khi chưa xác định được tâm thế, chưa xác định được vị trí của bản thân ở hiện tại, chúng ta chưa nên vội vàng phản hồi.


Bạn cảm thấy bản thân đang ở trạng thái nào trong 3 trạng thái dưới đây?


Chiến thuật đón nhận đánh giá của người khác

không đón nhận đánh giá

Chưa sẵn sàng: chiến thuật rút lui

Nếu bạn cảm thấy mình chưa sẵn sàng để đón nhận đánh giá nào từ người khác, thì cứ cho phép bản thân nghỉ ngơi. Sẽ không hiệu quả nếu bạn cố chấp trong trạng thái nhạy cảm và năng lượng thấp. 
Cho phép bản thân được thong thả và yêu cầu người khác chờ nếu bạn thấy cần. Trong trường hợp, người khác chỉ trích phán xét bạn mà không thèm xin phép (chuyện này thường xuyên xảy ra aka). Bạn nên thông báo cho họ biết bạn chưa sẵn sàng để lắng nghe. Hoặc mình gợi ý bạn cách giản nhất: “ừ” rồi bỏ qua kaka.
Lưu ý quan trọng nhất trong tình huống này là tinh thần cho phép bản thân rút lui khi nhận thức được rằng mình chưa sẵn sàng.

chủ động xin góp ý

Cảm thấy sẵn sàng: chủ động xin góp ý

Mình thường xuyên chủ động đón nhận đánh giá từ người khác như một cách để tự thử thách bản thân. Đối với mình, tự quan sát bản thân trong những tình huống đó là một trải nghiệm thú vị. 


Bạn không chỉ có thể bình tâm trước những lời nhận xét của người khác. Mà thông qua góc nhìn của họ, bạn có thêm được rất nhiều thông tin hữu ích để củng cố và phát triển bản thân. Mỗi khi trong đầu mình xuất hiện một suy nghĩ cố chấp, mình nhận diện. Nhờ đó, những giới hạn tư duy được gỡ bỏ và mình trở nên cởi mở hơn theo thời gian.


Mặc dù cởi mở để đón nhận đánh giá, nhưng bạn không được quên rằng ý kiến của mỗi người chỉ là một ý kiến. Bạn cần tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Cố gắng lắng nghe ý kiến người khác với tâm thế cởi mở đồng thời tránh hiện tượng “đẽo cày giữa đường”. Không để những ý kiến xung quanh làm bạn bị lạc hướng.

bình thản trước mọi ý kiến

Cảm thấy vượt quá giới hạn: từ chối

Nếu bạn quan sát trong trạng thái tỉnh thức, bạn sẽ nhận diện được đâu là lời góp ý nên nghe và đâu là lời góp ý nên dứt khoát từ chối. Không phải mọi lời nhận xét đều đến từ một tâm thế tích cực hay tinh thần đóng góp. Bạn sẽ gặp không ít những lời góp ý đến từ một tâm thế sân si, nhằm mục đích “xả rác”.


Người buông những lời góp ý đó có thể không hài lòng về bạn. Đó thường là lý do phổ biến. Mình nghĩ việc ai đó không hài lòng về mình là chuyện thường. Bởi vì mình không thể nào làm hài lòng cả thế giới được. 


Trong trường hợp cảm thấy những lời góp ý đã xâm phạm giới hạn, mình sẽ vạch một đường kẻ dứt khoát. Lúc đó mình sẽ nói một câu với 2 vế đại khái như này: “Em thông cảm là anh không hài lòng về cách làm của em, nhưng không có nghĩa là anh được phép xả sự bực tức đó vào em như thế!” Nhìn chung, mình sẽ nhắc đối phương tôn trọng giới hạn. 


Người ác ý có thể lợi dụng sự phán xét nhằm thao túng bạn bất chấp việc khiến bạn tổn thương. Họ sẽ lợi dụng sự nhạy cảm của bạn để khiến bạn mù quáng và chiều theo ý họ.


Trên đây là chiến lược đón nhận đánh giá và chỉ trích từ người khác mà mình đã và đang áp dụng hiệu quả. Bạn có thể thử và tự quan sát bản thân trong quá trình đó. Điều quan trọng nhất là tâm thức chúng ta sẽ mở rộng qua những tình huống như vậy.

Nga Đặng
Nga Đặng
Chào mừng bạn đến Blog của mình. Cứ thoải mái để lại bình luận nhé :D

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Sẵn Sàng Khám Pháspot_img

Popular posts

My favorites

I'm social

1,568FansLike